CẬP NHẬT MỘT SỐ THÔNG TIN TRONG CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ ARV TẠI HỘI NGHỊ HIVNAT LẦN THỨ 17 TẠI BANGKOK-THÁI LAN (14 – 17/1/2015)


Điều trị ARV được công nhận vừa điều trị ARV và để dự phòng lây nhiễm HIV cho bất cứ người nhiễm HIV.
ARV càng sớm càng tốt. Đối với các trường hợp bị nhiễm trùng cơ hội khi kiểm soát được nhiễm trùng cơ hội thì chỉ định điều trị ARV luôn,
Có hai trường hợp được đề cập:

Lao phổi/HIV
có tế bào CD4 dưới 50 tế bào/ml thì nên bắt đầu điều trị ARV trong vòng 2 tuần
có tế bào CD4 trên 50 tế bào/ml thì nên bắt đầu điều trị ARV trong vòng 2-8 tuần
viêm màng não do Crytoccoccus:
Thì nên kiểm soát tốt viêm màng não do Crytoccoccus rồi mới điều trị ARV. Trong hướng dẫn của Thái Lan bắt đầu điều trị ARV trong này là thường sau điều trị viêm màng não do Crytoccocus được 4-6 tuần; người ta thấy nếu điều trị sớm ARV trong trường hợp viêm màng não crytoccoccus thì tỉ lệ tử vong cho người nhiễm HIV tăng cao.
Phác đồ ARV bắt đầu cho người nhiễm HIV (cập nhật hướng dẫn của IAS-USA 2014)
• Trong phác đồ nên có Dolutegravir và viên kết hợp elvitegravir/cobicistat/tenofovir/emtricitabine là trong danh sách phác đồ ARV khi bắt đầu điều trị ARV (AIa).
• Viên kết hợp rilpivirine/tenofovir/emtricitabine cũng trong danh sách phác đồ ARV khi người nhiễm HIV-1 RNA có mức tải lượng vi rút là <100 000 copies/mL (AIa).
• Raltegravir và abacavir/lamivudine được đưa ra như là phác đồ thay thế trong phác đồ ban đầu (BIa).
• Atazanavir/cobicistat và 2 thuốc thuộc nhóm ức chế sao chép ngược là phác đồ thay thế trong phác đồ bậc 1 (BIa).
• Darunavir/cobicistat và 2 thuốc thuộc nhóm ức chế sao chép ngược là phác đồ thay thế trong phác đồ bậc 1 (BIII).
• Ritonavir-boosted darunavir và abacavir/lamivudine là phác đồ thay thế trong phác đồ bậc 1 (BIb).
• Ritonavir tăng cường darunavir và raltegravir được thêm vào như là ức chế men sao chép ngược để thay thế một vài trường hợp cụ thể (BIb).
• Ritonavir-tăng cường cho lopinavir và lamivudine được thêm vào như là chất ức chế sao chép ngược- phác đồ thay thế này chỉ hạn chế sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt.
Hướng dẫn thay đổi khi theo dõi điều trị ARV
• Nồng độ HIV-1 RNA cần phải kiểm tra sau 4 tuần khi điều trị ARV hoặc thay đổi phác đồ, và sau đó là cứ 3 tháng 1 lần để khẳng định là kiểm soát được vi rút dưới ngưỡng phát hiện (AIa).
• Khi tải lượng vi rút dưới ngưỡng liên tục trong vòng 2 năm và số lượng CD4 trên 500 tế bào/ml, kiểm soát tế bào CD4 là được lựa chọn, trừ khi có thất bại vi rút xuất hiện hoặc là phải điều trị thuốc suy giảm miễn dịch or there are intercurrent immunosuppressive treatments or conditions (CIII).
• Nồn độ HIV-1 RNA >200 copies/mL cần phải đánh giá các yếu tố dẫn đến thất bại điều trị và cần phải cân nhắc chuyển đổi phác đồ ART (AIIa).
• Kiểm soát các độc tính ART trên phương diện xét nghiệm được khuyến cáo. Trong trường hợp không có bất thường gì sau 16 tuần điều trị thì tần suất kiểm tra thường xuyên là 3 đến 6 tháng cần có hướng dẫn khi có hiện diện hoặc không có các bệnh lý khác hoặc là các thuốc trong phác đồ diều trị (CIII).
Khuyến cáo thay đổi phác đồ cho người bệnh đã từng điều trị ARV

• Phụ thuộc vào mức độ kháng vi rút và sẵn có của các loại thuốc, bao gồm các thuốc tăng cường ức chế nhóm protease và các thuốc mới cần đánh giá (AIa).
• Duy trì vi rút dưới ngưỡng vẫn là điểm chủ chốt khi thay đổi phác đồ để nhằm cải thiện dung nạp, giảm tác dụng phụ và tính thuận lợi dùng thuốc (AIa).
• Thay đổi phác đồ hoặc đơn giản hóa phác đồ trong mỗi người bệnh để đảm bảo duy trì vi rút dưới ngưỡng là phải an toàn mặc dù vấn đề ưu tiên điều trị và vấn đề kháng thuốc được tính đến. Hoạt tính đầy đủ của ức chế men sao chép ngược là quan trọng khi chuyển từ thuốc tăng cường ức chế proteasea sang thuốc khác có hàng rào kháng thuốc thấp hơn (AIa).

Ghi chú: A (Aia, ..) B, C(CIII) là mức độ mạnh của các khuyến cáo và bằng chứng có chất lượng được quy định, Xinof tham khảo thêm tại Antiretroviral treatment of Adult HIV infection 2014 Recommentdations the international antiviral Society- USA Panel bài trên trang http://jama.jamnetwork.com/